Bí Quyết Nuôi Dạy Trẻ Bướng Bỉnh Không Cần Quát Mắng

Nuôi dạy những đứa trẻ bướng bỉnh, khó bảo luôn là vấn đề khiến cho nhiều ông bố bà mẹ đau đầu. Nhiều ba mẹ khi con không nghe lời thường tức giận, không kiềm chế được cảm xúc nên đã đánh đòn con để răn đe. Nhưng thực tế trẻ bị ăn đòn nhiều lại  dễ trở nên lì lợm, ương bướng hơn 

Cách xử lý của ba mẹ với những hành động bướng bỉnh của trẻ sẽ  quyết định đến tính cách của con sau này. Vậy trẻ không chịu nghe lời là do đâu? Mẹ phải làm như nào để trị được con bướng bỉnh, hay ăn vạ? Tất cả bí quyết dạy trẻ bướng bỉnh không cần quát mắng sẽ được LOC chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm tâm lý của trẻ bướng bỉnh

Ba mẹ cần hiểu rằng, không phải tất cả những đứa trẻ không nghe lời, chỉ thích làm theo ý kiến của mình đều là những đứa trẻ bướng bỉnh. Đây có thể là do cá tính mạnh và con là đứa trẻ có chứng kiến riêng.

Những đứa trẻ bướng bỉnh thường luôn cho việc chúng làm là đúng

Tùy vào từng độ tuổi, giới tính trẻ sẽ có những đặc điểm tâm lý  khác nhau. Để tìm được phương pháp nuôi dạy con phù hợp, ba mẹ cần hiểu rõ được những đặc điểm của những đứa trẻ bướng bỉnh: 

  • Luôn muốn làm bằng được những gì con muốn, con thích

  • Muốn được mọi người lắng nghe và thừa nhận quan điểm của mình

  • Đôi khi con muốn độc, tự lập tới mức cực đoan

  • Thích thực hiện mọi thứ theo "tốc độ" của riêng mình

  • Con nổi giận, hay cáu gắt nhiều hơn so với những đứa trẻ khác

  • Hay tức giận, stress khi bị thất bại

Tại sao trẻ lại lì lợm, bướng bỉnh

Để có được phương pháp nuôi dạy trẻ bướng hiệu quả, ba mẹ cần phải tìm hiểu

nguyên nhân khiến con trở nên lì lợm, bướng bỉnh. Có nhiều nguyên dẫn đến tình trạng này, cụ thể: 

Do môi trường sống

Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành động của trẻ. Con thường học theo, bắt chước theo những thứ con thấy trong  cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, những thói quen, tật xấu của người lớn và mọi người xung quanh rất dễ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của trẻ. Do đó, để con ngoan ngoãn, có những phẩm chất tốt đẹp ba mẹ cần tạo cho con một môi trường sống, học tập tốt nhất để con có cách ứng xử đúng đắn.

Trẻ được chiều chuộng quá mức

Việc ông, bà, bố, mẹ vì quá yêu thương nên thường nuông chiều trẻ quá mức, đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ không chịu nghe lời. Từ đó, trẻ hình thành thói quen chỉ cần mình muốn, thích gì là phải được đáp ứng ngay. Nếu không chúng sẽ tỏ ra khó chịu và có những phản kháng như khóc, ăn vạ, mè nheo nơi đông người,... 

Ông bà ta từ xa xưa đã có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Vì vậy ba mẹ cần nuôi dạy, yêu thương trẻ đúng cách để con không trở thành một đứa trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. 

Trẻ được bố mẹ đáp ứng mọi yêu cầu thường bướng bỉnh hơn

Ba mẹ tạo áp lực, kỳ vọng cho con

Ngày nay, rất nhiều ba mẹ đặt những kỳ vọng rất lớn vượt quá khả năng của con, gây áp lực tâm lý rất lớn cho trẻ. Từ đó, hình thành cho con sự lo sợ nếu làm sai và hình thành tâm lý sẽ phản kháng, chống đối khi bố mẹ yêu cầu. Đặc biệt, nếu ba mẹ không có phương pháp giáo dục con đúng cách, phù hợp với lứa tuổi của con thì con sẽ ngàng càng lì lợm hơn rất nhiều. 

Thiếu nhất quán trong giáo dục

Đây là vấn đề thường gặp phải trong các gia đình có nhiều thế hệ khác nhau khi nuôi dạy trẻ. Khác nhau về quan điểm giáo dục giữa ông bà và cha mẹ, giữa vợ và chồng. Mỗi người lại có những cách nuôi trẻ khác nhau gây bất đồng trong là điều khó tránh khỏi. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy hoang mang không biết nên nghe lời ai. Đặc biệt, có nhiều trẻ sẽ lợi dụng điểm khác biệt này để làm nũng, đòi hỏi và trở nên bướng bỉnh hơn với người mà trẻ biết sẽ “chiều chuộng” chúng. 

Các thành viên trong gia đình cần nhất quán khi nuôi dạy con trẻ

Ba mẹ không noi gương

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ trở nên ương bướng, không chịu nghe lời mà rất nhiều gia đình gặp phải đó chính là người lớn không làm gương. Trẻ nhỏ rất thích bắt chước những hành động, thói quen của người lớn và chúng học theo rất nhanh, nhớ lâu. Hơn hết, chúng chưa phân biệt được chính xác về đúng sai của sự việc nên thường làm theo những gì ba mẹ làm. 

Hành vi của con cái chính là chiếc gương phản chiếu thực tế về cha mẹ. Vì vậy, nếu cha cha mẹ có những hành vi không đúng mực thì không thể đòi hỏi con của mình phải lễ phép, ngoan ngoãn và luôn nghe lời.

5 Bí quyết nuôi dạy trẻ bướng bỉnh không cần đòn roi

Việc nuôi dạy những đứa trẻ bướng bỉnh có thể rất "mệt mỏi" nhưng cũng có nhiều điều thú vị. Nếu đang tìm kiếm phương pháp giáo dục trẻ bướng, ba mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý trẻ bướng sau để con chịu hợp tác hơn.

Kiên nhẫn, bình tĩnh với con

Quát mắng, đòn roi,.. chỉ khiến cho những đứa trẻ bướng bỉnh ngày càng trở nên lì lợm, cứng đầu hơn. Nếu con không chịu nghe lời, thay vì nổi nóng ba mẹ hãy hít một hơi thật sâu để giữ được tâm trạng bình tĩnh với cái đầu lạnh. Tuyệt đối không được đánh mắng con vì con không nghe lời hay làm sai. 

Đối với sự bướng bỉnh của con, ba mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho con hiểu con đang sai ở đâu, tại sao con nên làm theo lời ba mẹ. Với trẻ dưới 6 tuổi, con còn nhỏ khả năng tập trung chưa cao nên ba mẹ cần kiên trì nhắc lại nhiều lần để con ghi nhớ. 

Không áp đặt và luôn tôn trọng con

Một quy tắc bất kỳ ba mẹ nào cũng luôn phải ghi nhớ nếu muốn nuôi dạy con cái thành công chính là con dù con nhỏ thì vẫn là một cá thể riêng biệt và có quyền được mọi người tôn trọng. Vì vậy, khi con mắc lỗi ba mẹ hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để xem con có gì bất mãn với ba mẹ hay không và từ đó tìm ra điểm kết nối với con. 

Nếu ba mẹ chỉ làm theo những gì mình muốn sẽ khiến con trở nên bướng bỉnh hơn. Để tránh tâm lý chống đối thì ba mẹ thử lắng nghe cảm xúc của con, biết trẻ đang cần gì để có thể trao đổi một cách cởi mở nhất. Sau đó, ba mẹ hãy đóng vai trò như một người bạn tin tưởng con, đưa cho con những lời khuyên đúng đắn chứ không "áp đặt" trẻ một cách cứng nhắc. 

Cho con được lựa chọn

Trẻ bướng bỉnh có tính cách rất cá tính, riêng biệt và không thích người khác yêu cầu mình phải làm gì. Vì vậy, ba mẹ hãy cho con quyền được lựa chọn để trẻ không cảm thấy mình đang bị ép buộc phải làm việc đó. 

Ví dụ con thích xem tivi, thay vì quát mắng con ba mẹ hãy cho con lựa chọn sau khi xem tivi 10 phút con phải học toán hoặc làm việc nhà. Nếu con vẫn không đồng ý thì cần nghiêm túc nhắc con chỉ được chọn một trong hai việc trên chứ không có quyền từ chối.  Lưu ý rằng, ba mẹ chỉ nên cho con tối đa 2 - 3 lựa chọn, việc này giúp con tránh khỏi sự bối rối. 

Ba mẹ hãy cho con được lựa chọn và chịu trách nhiệm với bản thân ngay từ khi còn nhỏ

Động viên và khen ngợi con

Dù là việc làm rất đơn giản nhưng lại ít ba mẹ làm được điều này với con mỗi ngày.  Chính những thái độ tích cực của người lớn cũng là một trong những yếu tố khiến cho trẻ có cách cư xử tốt hơn. Vì vậy, ba mẹ hãy ghi nhận và dành những lời khuyến khích khi trẻ làm được việc tốt, nghe lời và hợp tác với ba mẹ. 

Việc khen ngợi các hành vi ngoan ngoãn của con cũng giúp trẻ hiểu rằng đó là cách tốt nhất để chúng nhận được sự chú ý và khen ngợi từ người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên có những phần thưởng thực tế để con hào hứng hơn.

Không khí trong gia đình luôn vui vẻ 

Một gia đình có ông bố, bà mẹ thường xuyên tranh cãi, quát mắng, gắt gỏng với nhau thì con cái cũng dễ trở nên cục cằn, bướng bỉnh. Ngược lại, nếu ba mẹ vui vẻ, hòa thuận thì đứa trẻ cũng sẽ thấy cuộc sống dễ chịu và hạnh phúc hơn. Vì vậy, ba mẹ hãy luôn tạo không khí vui tươi, gắn kết trong gia đình. 

Luôn tạo cho con một môi trường sống vui vẻ, hạnh phúc

Trên đây là một số bí quyết nuôi dạy trẻ bướng bỉnh mà LOC đã chia sẻ. Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích trên ba mẹ sẽ có được những phương pháp giáo dục trẻ bướng bỉnh, không chịu nghe lời hiệu quả nhất.